Khi nào doanh nghiệp bị đóng mã số thuế? Lý do là gì?

Khóa mã số thuế hay còn gọi là đóng mã số thuế là việc mã số thuế của công ty bị vô hiệu tạm thời trên hệ thống
thông tin của cơ quan thuế, do công ty không nộp tờ khai thuế, bỏ địa điểm kinh doanh hoặc không đóng tiền thuế
phát sinh, sau khi cơ quan thuế gởi thông báo yêu cầu hoàn tất nghĩa vụ thuế đến lần thứ 3,…
LÝ DO DOANH NGHIỆP BỊ ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ


Có một số lý do cố định với cơ quan Thuế mà khi kiểm tra chắc chắn sẽ dẫn đến việc đóng mã số Thuế.
Không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh:
Cán bộ cơ sở kiểm tra trụ sở công ty nhưng không thấy treo biển hiệu và không có hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Cán bộ liên lạc nhưng không được/ không có giải trình hợp lý
Không nộp tờ khai thuế: Do giám đốc doanh nghiệp không nắm vững quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế dẫn đến không
nộp tờ khai ở một hoặc nhiều kỳ liên tục.
Không nộp tiền thuế khi có phát sinh
Không phản hồi thông báo của cơ quan thuế về các vấn đề nêu trên khi cơ quan thuế gởi thông báo quá 3 lần.

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ
Quy trình thực hiện như sau:
Kiểm tra lý do bị đóng mã số thuế:
Chủ doanh nghiệp cần tìm cách liên lạc lại cán bộ Thuế để tim hiểu lý do
Tra cứu tình hình Thuế hiện tại
Gửi công văn xin được mở mã số Thuế và khắc phục sai phạm
Xử lý các vấn đề cần khắc phục:
Chưa treo biển , bảng: Bổ sung biển bảng và treo đúng quy định
Không kinh doanh tại nơi đăng ký: Hoàn tất thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh
Làm lại các báo cáo còn thiếu
Nộp tiên nợ Thuế
Nộp tiền phạt của cơ quan Thuế
Sau khi hoàn thành thủ tục được phê duyệt, cơ quan Thuế sẽ xem xét mở lại MST cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.