Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Những điều cần biết về Kiểm toán BCTC

Chúng tôi, Là một trong những đơn vị cung cấp Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính chất lượng, uy tín với đội ngũ
Ban lãnh đạo, nhân viên nhiều năm Kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Thuế. Chúng tôi cam kết sẽ là sự
lựa chọn hoàn hảo cho các Doanh nghiệp với thế mạnh toàn diện Kiểm toán báo cáo tài chính – Kế toán tài chính – Tư
vấn thuế – Đại lý thuế….
1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Để hiểu được kiểm toán báo cáo tài chính là gì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu kiểm toán là gì?
#1.Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các hồ sơ , tài liệu và số liệu của
các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.
#2.Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin bằng chứng kiểm
toán để đánh giá về báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo
cáo tài chính được kiểm toán so với các chuẩn mực đang áp dụng.


2. Đối tượng của Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì?
Từ định nghĩa về Kiểm toán báo cáo tài chính, có thể thấy được đối tượng của Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối tài khoản;
Báo cáo tình hình tài chính;
Bảng cân kế toán;

Kết quả hoạt động kinh doanh;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp);
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các đối tượng của Kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp thông tin tài chính, kinh doanh (tổng quát và chi tiết) và luồng tiền
của doanh nghiệp. Ngoài ra các đối tượng của Kiểm toán BCTC còn cung cấp các thông tin của doanh nghiệp về tài sản, nợ
phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, giá vốn…cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC là gì?
Mục tiêu chính của Kiểm toán BCTC là giúp người sử dụng hoặc người đọc Báo cáo tài chính tăng độ tin cập với Báo cáo tài
chính dựa vào việc KTV đưa ra ý kiến của mình về số liệu trên báo cáo tài chính được lập dựa vào các khía cạnh trọng yếu,
phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không?
Ngoài mục tiêu trên, Kiểm toán BCTC còn giúp doanh nghiệp được kiểm toán thấy được những sai sót, tồn tại của mình qua
đó tìm phương hướng giải quyết, khắc phục tình trạng để giảm thiểu rủi ro về thuế, cũng như nâng cao chất lượng của đội
ngũ kế toán tại đơn vị và thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.


4. Ý kiến kiểm toán trong Kiểm toán BCTC
Ý kiến kiểm toán trong Kiểm toán BCTC là việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý trên báo cáo
tài chính được kiểm toán.
Ý kiến kiểm toán đem đến cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ trên những nhận xét của kiểm
toán viên phần nào thể hiện tình trạng của doanh nghiệp. Nhìn chung, có các loại ý kiến kiểm toán như sau:
Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi BCTC của công ty phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ khi các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là
các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu
thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng
những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với
BCTC.
Ý kiến kiểm toán trái ngược khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết
luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.
Từ chối đưa ra ý kiến khi được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin
liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng
chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.
Có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”: được nêu ra khi KTV thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình
bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo xét đoán của KTV, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được
BCTC thì KTV phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán.
Có đoạn “Vấn đề khác” khi KTV thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết
minh trong BCTC, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc
kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không
cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong báo cáo kiểm toán, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn
đề khác”.

5. Phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính
Phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán sử dụng các phương pháp khác nhau
dựa trên số liệu, tài liệu doanh nghiệp được kiểm toán cung cấp hoặc thông tin từ bên ngoài nhằm phát hiện sai sót cũng như
đánh giá hệ thống quản lý nội bộ tại đơn vị.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại:
#1. Thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc
ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu
#2 Thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử
nghiệm cơ bản bao gồm:
6. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính là việc Kiểm toán viên xây dựng các bước thực hiện kiểm toán BCTC để thu thập bằng
chứng kiểm toán để làm căn cứ của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán.
Quy trình kiểm toán BCTC cơ bản
Các quy trình kiểm toán BCTC thông thường trải qua 3 bước cơ bản sau:
Lập kế hoạch kiểm toán;
Thực hiện kiểm toán;
Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.
Bước 4: Thực hiện các công việc kiểm toán chính thức
Công việc trong bước này sẽ tập trung vào việc kiểm tra, soát xét các số liệu, chứng từ, hồ sơ và sổ sách có liên quan đến
các số liệu trên báo cáo, số liệu tài chính do Công ty lập ra, thu thập các bằng chứng kiểm toán làm căn cứ đưa ra ý kiến về
Báo cáo tài chính do Quý Công ty lập;
Bước 5: Kết thúc Kiểm toán
Dựa trên các Bằng chứng kiểm toán và tài liệu thu thập được từ kiểm toán, bộ phận kiểm toán sẽ:
Trao đổi với Ban Giám đốc và bộ phận có liên quan về những vấn đề cần xem xét và các bút toán cần bổ sung hoặc điều
chỉnh;
Tổng hợp số liệu và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán;
Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức sau khi nhận được phúc đáp của Quý Công ty về việc chấp nhận dự thảo Báo cáo
kiểm toán;
Thư quản lý gửi tới Ban Giám đốc của Công ty, trong đó nêu lên các vấn đề còn tồn đọng, yếu kém cũng như sai sót phát
hiện ra trong quá trình kiểm toán và đưa ra các kiến nghị và giải pháp khắc phục.

7. Bằng chứng của Kiểm toán
#1 Bằng chứng của Kiểm toán là gì?
Bằng chứng của kiểm toán là tất cả các hồ sơ,tài liệu và thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa
trên các hồ sơ, tài liệu và thông tin này KTV đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao
gồm những hồ sơ, tài liệu và thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những hồ sơ, tài
liệu và thông tin khác.
#2 Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán
Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán gồm: Tính đầy đủ và tính thích hợp.
Tính đầy đủ là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh
hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán.
Tính thích hợp là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng của bằng chứng kiểm toán, bao gồm sự phù hợp và độ tin cậy của bằng
chứng kiểm toán trong việc giúp KTV đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. Độ tin cậy của bằng chứng
kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nội dung của bằng chứng kiểm toán và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà kiểm
toán viên đã thu thập được bằng chứng đó.